Chuyển đến nội dung chính

Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết là gì? Cách kiếm tiền hiệu quả từ Affiliate Marketing 2020

Ngày nay, có rất nhiều cách kiếm tiền qua mạng nhưng kiếm tiền từ tiếp thị liên kết vẫn là bền vững nhất. Tuy tốn nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả đạt được thì rất xứng đáng.

Bạn là một newbie? Bạn muốn thử sức với việc kiếm tiền online? Affiliate Marketing là gì? Có cách nào để kiếm tiền từ tiếp thị liên kết không?

Nếu bạn đã hoặc đang có những câu hỏi đó thì bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!!!

Affiliate Marketing là gì?

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một thuật ngữ được lược dịch từ cụm từ nguyên gốc tiếng Anh “affiliate marketing” đây là một hình thức marketing cộng tác hay được thường gọi dưới những cái tên khác nhau như chương trình cộng tác viên, chương trình tiếp thị liên kết.

affiliate-marketing-tiep-thi-lien-ket-la-gi

Tiếp thị liên kết là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ trên Internet của các nhà cung cấp (Advertiser – các công ty hoặc sản phẩm của một nhóm, cá nhân nào đó) thông qua các trang mạng của đối tác (Publisher – ở đây chính là bạn) đến người dùng (User – khách hàng của bạn).

Bạn (Publisher – người tham gia tiếp thị liên kết) sẽ được thanh toán hoa hồng tiếp thị khi giới thiệu được khách hàng mua sản phẩm hoặc thực hiện một hoạt động nào đó theo quy định của chương trình tiếp thị đó.

Ví dụ dễ hiểu hơn: Stablehost là nhà cung cấp hosting. Khi tham gia tiếp thị liên kết cho Stablehost, bạn sẽ được cấp link affiliate. Công việc của bạn là quảng bá hosting của Stablehost. Khi khách hàng mua hosting qua link affiliate Stablehost của bạn, lúc này bạn sẽ được hoa hồng 25$.

Lưu ý: Mỗi nhà cung cấp sẽ có những quy định, hoa hồng cụ thể. Hãy đọc thật kỹ trước khi tham gia.

Sự phát triển của Affiliate Marketing trên thế giới và tại Việt Nam

Affiliate marketing đã được hình thành từ khá lâu (những năm 1990) và phát triển nhanh chóng ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật… Một số chương trình tiếp thị liên kết nổi tiếng như: Amazon, Clickbank, CJ…

Có thể bạn chưa biết, mô hình affiliate chiếm tới 40% tổng doanh thu cho Amazon, chủ yếu là sản phẩm vật lý với hoa hồng từ 4-8% hoặc có thể lên tới 10%. Điều này cho thấy sự phát triển affiliate marketing là lớn như thế nào trên thế giới.

hoa-hong-commission-tu-amazon-associates
Hoa hồng từ Amazon Associates

Đối với các sản phẩm số, hoa hồng có thể cao hơn lên tới 50-100%. Nếu bạn đã từng làm tiếp thị liên kết tại CJ hay Clickbank, điều này không có gì ngạc nhiên.

hoa-hong-commission-tu-jvzoo
Hoa hồng từ JVZoo

Câu chuyện thành công và khả năng mang lại doanh thu cực cao từ mô hình này là có thật.

Tại Việt Nam, một bộ phận dân MMO (kiếm tiền online) đã biết đến hình thức này, nổi bật nhất là từ 2010 trở đi.

Sau đó, họ được truyền lại cho nhau qua nhiều hình thức khác nhau, dần dần mọi người biết hơn về affiliate marketing với các hình thức kiếm tiền như: Nichesite, Authority Site, CPA, Product launch…

Các hình thức của Affiliate Marketing

Cac-hinh-thuc-cua-Affiliate-Marketing

Trong bài viết này, mình chỉ nói sơ qua 4 hình thức chính mà các nhà quảng cáo hay sử dụng nhất, đó là: CPA, CPI, CPS và CPO.

  1. CPA (Cost Per Action): đây là hình thức trả tiền trên một hành động cụ thể nào đó. Tại đây nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho bạn khi bạn đăng ký thành viên, điền form, trả lời khảo sát… Đây là cách tối ưu để thực hiện chiến dịch marketing online của doanh nghiệp.
  2. CPI (Cost Per Install): hình thức trả tiền trên một lượt cài đặt. Hình thức này chủ yếu là của các nhà phát triển phần mềm, ứng dụng muốn quảng bá, giới thiệu phần mềm, ứng dụng của mình đến với người sử dụng. CPI ở Việt Nam cũng rất thịnh hành những năm trước đây khi dân MMO mình thường làm cho các Network nước ngoài.
  3. CPS (Cost Per Sale): hình thức trả tiền trên một đơn hàng được giao dịch thành công. Hoa hồng từ CPS là rất cao. Hình thức này được sử dụng đối với cá nhân, tổ chức, công ty muốn bán sản phẩm của mình.
  4. CPO (Cost Per Order): Các Publisher sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng đặt hàng thành công trên website của Advertiser. Hiện nay, hình thức CPO này đang rất HOT tại Việt Nam trong 1-2 năm gần đây.

Lợi ích của Affiliate Marketing

Ở đây mình chủ yếu tập trung lợi ích của những người quảng bá sản phẩm (publisher). Vì đây cũng chính là mình – người kiếm tiền online.

Cái thích nhất của Affiliate Marketing là kiếm tiền ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, miễn là bạn có kết nối Internet. Đặc biệt, khi tham gia tiếp thị liên kết là bạn không cần có bất cứ sản phẩm nào. Công việc của bạn là lựa chọn thật kỹ các sản phẩm từ Network để quảng bá.

Clickbank, Commission Junction… là những affiliate network số 1 thế giới hiện tại mà bạn có thể bắt đầu ngay.

network-affiliate-marketing-Commission-Junction
Network Affiliate Marketing Commission Junction

Nếu bạn làm affiliate marketing ở nước ngoài (ở Mỹ hoặc các quốc gia sử dụng tiếng Anh) thì hoa hồng bạn kiếm được là rất cao. Nếu bạn quan tâm có thể theo dõi các blogger như: như Pat Flyn, Harsh Agrawal, Chris Lee…và rất nhiều cá nhân khác.

Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, có rất nhiều blogger đã có thu nhập từ 10k mỗi tháng. Nhưng đa số các blogger này đều ẩn danh hoặc chỉ chia sẻ trong một vài nhóm kín. Nếu có cơ hội, bạn hãy hợp tác hoặc “bái sư” tác từ các blogger này.

RankXL của Chris Lee là 1 blog tiếng Anh có rất nhiều các hướng dẫn hay cho cả người mới và nâng cao về cách làm affiliate theo hướng làm website. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thì đây là lúc bạn nên bắt đầu.

rank-xl-affiliate-nichesite

Và đây là các lợi ích mà bạn sẽ có được khi làm affiliate marketing:

  • Bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào: chỉ cần 1 chiếc máy tính có kết nối mạng internet.
  • Không cần lo về khâu vận chuyển, bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Những công việc này đã được đảm nhiệm bởi người tạo ra sản phẩm.
  • Chi phí bắt đầu phù hợp với người ít vốn: với vài trăm nghìn bạn đã ngay 1 blog để bắt đầu kiếm tiền từ affiliate marketing.
  • Không giới hạn sản phẩm để quảng bá: Với sự phát triển của Internet nhiều Network đã ra đời. Họ liên kết với nhiều công ty, chủ shop, đại lý bán lẻ… để giúp bạn có nhiều lựa chọn sản phẩm ở bất kỳ ngách nào.
  • Khả năng nhân rộng, thu nhập thụ động: Khi đã kiếm tiền được từ affiliate marketing thì kỹ năng của bạn ngày càng được nâng cao và bạn sẽ muốn nhân rộng mô hình. Lúc này, bạn phải thuê đội ngủ để quản lý. Như vậy, bạn đã tạo cho mình một nguồn thu nhập thụ động.
  • Minh bạch về tài chính: các Network lớn sẽ có phần mềm quản lý thống kê uy tín (ví dụ: phần mềm HasOffer), giúp bạn có thể xem báo cáo tracking tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi và số hoa hồng nhận được chi tiết đến từng ngày.

Các thành phần tham gia Affiliate Marketing

Khi tham gia tiếp thị liên kết sẽ có các thành phần sau:

  • Nhà cung cấp (Advertiser): Đó chính là các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ của họ với mong muốn tiếp cận và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Ở thị trường Việt Nam có các ông lớn như: Lazada, Tiki, FPT Shop, Shopee, Citibank… Ở thị trường nước ngoài có: Amazon, CJ,
  • Đối tác (Publisher): Thành phần này chính là bạn hoặc các đơn vị, nhóm người sở hữu blog hay mạng xã hội (gọi chung là các kênh marketing) có thể dễ dàng tham gia phân phối, tiếp thị các chiến dịch của các nhà cung cấp.
  • Người dùng cuối cùng (User): Đây là những người trực tiếp dùng sản phẩm, dịch vụ trực tuyến của nhà cung cấp thông qua các hình ảnh, nội dung đăng tải trên website, blog hay 1 số kênh marketing khác của publisher.
  • Mạng Affiliate Marketing (Marketplace hoặc Affiliate Network):  Là nơi trung gian, giúp kết nối các đối tác (Publisher) và nhà cung cấp (Advertiser) lại với nhau. Affiliate Network đóng vai trò rất quan trọng như: cung cấp nền tảng kỹ thuật, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc quảng bá, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán.

Các bước để kiếm tiền với Affiliate Marketing

Mỗi người sẽ có cách làm của riêng mình để có thể kiếm tiền với tiếp thị liên kết. Tùy vào lĩnh vực hoặc sản phẩm khác nhau sẽ có những chiến lược khác nhau. Quy chung lại sẽ gồm những bước cơ bản sau:

#1. Xác định sản phẩm quảng bá

Hiện tại có rất nhiều mạng lưới affiliate khác nhau. Nếu bạn là người bắt đầu thì dưới đây là các Network phổ biến và nổi tiếng bạn nên tham gia:

  • Sản phẩm vật lý: Amazon Associates, CJ, Shareasale, Linkshare…
  • Sản phẩm số: Clickbank, Jvzoo, WarriorPlus…
  • CPA Network: Peerfly, MaxBounty, CPALead…
  • Ở Việt Nam: AccessTrade, Adflex, MasOffer & Lazada…

Blog mình cũng đang làm Affiliate về hosting, domain. Nếu bạn quan tâm và muốn tạo website bằng WordPress thì có thể inbox mình qua fanpage Đình Long Plus.

blog-dinhlongplus-tiep-thi-lien-ket-hosting-stable-host

#2. Phân tích & lên kế hoạch quảng bá

Khi đã xác định làm affiliate thì công đoạn phân tích và lên kế hoạch là gần như bắt buộc. Tìm hiểu kỹ về sản phẩm sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể triển khai content cho người dùng đọc, hiểu về sản phẩm đó là như thế nào?

phan-tich-va-len-ke-hoach-quang-ba-afiliate-marketting

Dưới đây là những câu hỏi bạn phải phân tích thật kỹ nhé!

  • Hoa hồng bạn nhận được cao hay thấp?
  • Xác định chân dung khách hàng, hành trình người mua hàng như thế nào?
  • Bạn sẽ tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình như thế nào?
  • Ai sẽ là người dùng sản phẩm đó của bạn? Nhu cầu họ như thế nào?
  • Sản phẩm có tốt không? Khả năng bán quanh năm có được không?
  • Mức độ cạnh tranh affiliate có cao không?
  • Chọn từ khóa ngách để SEO sản phẩm đó như thế nào? Lượng tìm kiếm và khả năng mở rộng sang các sản phẩm liên quan có được không?
  • Bạn xây dựng và phát triển website như thế nào?
  • ……

Khi trả lời được những câu hỏi trên (càng chi tiết càng tốt) thì việc viết bài, SEO, chạy ads rất dễ cho bạn.

Kinh nghiệm: Với SEO, đó là cuộc chiến lâu dài. Với ads, bạn chỉ có thể trả tiền trong một thời gian nhất định nếu mới bắt đầu. Chạy ads phù hợp cho những sản phẩm trend, hot theo tháng hoặc mùa hoặc năm.

#3. Hành động theo hướng đi cụ thể

Nếu mới bắt đầu, tôi cũng như bạn khó mà hình dung ra được hướng đi nào là tốt nhất.

Có một câu nói rất hay:

It doesn’t matter where you are coming from. All that matters is where you are going – Brian Tracy (tạm dịch: Bạn từ đâu tới không quan trọng. Tất cả những gì quan trọng là bạn đang đi đâu.)

Vì thế, khi bạn xác định làm Affiliate Marketing, bạn phải hiểu mình là một Publisher. Tức bạn phải am hiểu về sản phẩm mình sẽ tiếp thị ra sao? Ai sẽ có nhu cầu? Và nhiều nhiều thứ khác nữa…

  • Nếu bạn đi theo hướng xây dựng blog, thì hãy học cách làm website bằng WordPress, nghiên cứu từ khóa và xây dựng nội dung, sau đó là SEO…
  • Nếu bạn đi theo hướng quảng cáo, thì nên đọc nhiều tài liệu về Facebook Ads, Google Adwords, Bing Ads, Zalo Ads (ở VN mình)… hay các mạng quảng cáo lớn khác.
  • Hoặc bạn có thể kết hợp cả 2: vừa xây dựng blog (SEO) + vừa chạy Ads.

Bạn thấy mình nên bắt đầu từ đâu chưa?

Đây chỉ là hướng dẫn chung chung, khi bắt tay vào làm sẽ có nhiều thứ bạn phải học thêm.

Hãy học từng từ từ và thực hành ngay!

Ví dụ về blog Sleep Opolis chuyên viết bài về nệm, gối,…

blog-sleepopolis-tiep-thi-lien-ket-ve-chan-ga-goi-dem

#4. Tối ưu hóa, đánh giá hiệu quả, quản lý và nhân rộng

Khi bạn đã thành công với một ngách (niche) nhỏ nào đó thì công đoạn tối ưu hóa cũng rất quan trọng.

Bước này giúp bạn hệ thống hóa được những gì đã làm.

Từ đó, bạn sẽ hạn chế được những lỗi mắc phải, biết mình nên tập trung ở đâu trước.

Việc đánh giá hiệu quả của một chiến dịch phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó bạn phải chỉ ra được lợi nhuận mình đạt được.

Sau đó, bạn sẽ biết mình nên mở rộng hay thu hẹp lại với tài chính hiện có.

Đa số khi thành công với một mô hình nhỏ, nhiều người sẽ nhân rộng mô hình. Lúc này, bạn sẽ phải thay đổi tư duy lần nữa.

Tư duy về cách quản lý, vận hành con người và hệ thống.

Các kênh affiliate marketing bạn nên biết

Bạn là người mới chưa biết sử dụng kênh nào để quảng bá các chiến dịch affiliate của mình. May thay, một số kênh marketing dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo và lựa chọn tùy vào chiến lược của bạn.

Cac-kenh-affiliate-marketing-Tiep-thi-lien-ket

1. Người ảnh hưởng (Influencer)

Người ảnh hưởng là thuật ngữ chỉ những người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng, họ có khả năng tác động đến suy nghĩ và hành vi của một nhóm người…

Dựa vào số lượng người theo dõi mà người ta chia Influencer ra thành 4 nhóm chính sau:

  • Nano-influencer: 1 – 10.000 người theo dõi.
  • Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi.
  • Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.

Lợi thế của Influencer là họ đã có rất nhiều lượt theo dõi.

Nếu bạn làm tốt, chiến dịch của bạn sẽ tiếp cận đến khách hàng thông qua các bài đăng mạng xã hội, blog và các tương tác…

Bạn có thể thỏa thuận với Influencer bằng hình thức trả phí một lần hoặc % lợi nhuận từ chiến dịch của bạn hoặc bạn cũng có thể trở thành một Influencer.

Một số kênh để tìm người ảnh hưởng là: 7saturday, SociaLift, Revu Việt Nam… Hoặc nếu bạn sử dụng BuzzSumo, có thể vào BuzzSumo’s Influencer Search >> Top Author nhập chủ đề và thực hiện tìm kiếm.

2. Người viết blog

Tiếp đến là người viết blog – với khả năng được xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm (tối ưu SEO) sẽ giúp tăng chuyển đổi chiến dịch của bạn.

Nhiều blogger có khả năng viết bài hay + điều hướng traffic bằng SEO giúp truyền bá về giá trị của sản phẩm tới độc giả.

Nếu bạn là người mới, trở thành blogger là một ý tưởng không tồi. Đây là cách làm dài hạn giúp bạn định hình được thương hiệu cá nhân trên internet.

3. Microsites

Bạn từng nghe đến thuật ngữ Microsites chưa?

Đây là một trang web có quy mô nhỏ, riêng lẻ, hoạt động thực hiện nhiệm vụ truyền đạt thông tin về sự kiện, một chương trình khuyến mãi cho riêng cho một thương hiệu nào đó.

Một microsite có thể được sử dụng theo nhiều cách như:

  • Tạo ra chiến dịch mới thu hút khách hàng tiềm năng
  • Quảng bá sự kiện hoặc sản phẩm, dịch vụ
  • Công bố hoặc ra mắt sản phẩm/giải pháp mới
  • Phát hành nghiên cứu hoặc thông báo mới về một sự kiện theo thời gian cụ thể
  • Phát triển cộng đồng với tệp khách hàng thích hợp
  • Cung cấp chi tiết nhất về một dịch vụ cụ thể

Có một câu nói rất hay:

Thà là con cá lớn trong ao bé hơn là cá bé trong ao lớn!

Hướng đi mà nhiều affiliater hay làm là: Microsite → Niche Site → Authority Site. Hoặc xác định làm Authority Site lâu dài từ đầu, sau đó bắt đầu xây dựng nội dung từ microsite đến niche site rồi ABC, XYZ.

Lời khuyên: Làm Authority Site cần hướng đi đúng và sự kiên trì. 

4. Email lists

Nếu bạn để ý kỹ, hầu hết các website đều muốn bạn để lại email để đổi lấy một thứ gì đó giá trị như: mã giảm giá, ebook, video hướng dẫn, khóa học cơ bản, case study, checklist,…

Bằng cách đó, họ sẽ tiếp cận bạn thông qua email chăm sóc tự động. Ứng với từng giai đoạn sẽ có email phù hợp gửi đến bạn. Trong email, họ có thể quảng bá các chiến dịch affiliate marketing đến bạn để gia tăng nguồn thu nhập.

Ưu điểm của phương pháp này là bạn không phụ thuộc quá nhiều về kênh quảng cáo trả tiền như facebook, google. Khi có chiến dịch phù hợp với tệp khách hàng tiềm năng trong list email, bạn nhanh chóng triển khai mà không mất nhiều thời gian.

Nhưng để có danh sách email chất lượng là điều không hề dễ. Ngày nay, mọi người luôn cẩn trọng để lại email trên website vì sợ spam.

Do đó, điều bạn cần làm là hãy cung cấp kiến thức thật hữu ích cho người dùng, xây dựng một lead magnet (mồi cầu) chất lượng, phù hợp với chiến dịch của bạn.

5. Các trang web truyền thông lớn

Ưu điểm dễ thấy nhất là lưu lượng truy cập khổng lồ mọi lúc, tiếp cận hàng triệu người.

Nhược điểm với người mới là khả năng tài chính. Vì để đặt link affiliate trên những trang website này, bạn cần trả một khoản phí lớn theo tháng hoặc năm. Tùy vị trí đặt link và chủ đề bài viết mà sẽ giá khác nhau.

Nếu có tài chính ổn định và muốn triển khai chiến dịch đến hàng triệu người, đồng thời cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, quảng bá trên các trang web truyền thông lớn là điều bạn nên làm.

Tư duy khi làm Affiliate Marketing

Không phải ai bắt đầu đều thành công cả. Có những người thất bại vài lần đã bỏ cuộc. Nhưng có những người thất bại càng nhiều họ lại càng thành công.

Nếu bạn sợ thất bại thì đừng làm gì cả.

Thành công?

Để thành công bạn phải đánh đổi nhiều thứ như: thời gian, công sức, trí tuệ (tư duy) và tiền bạc.

Kiếm tiền với Affiliate Marketing là “cuộc chiến” lâu dài. Làm tiếp thị liên kết là bạn đang xây dựng online business của riêng mình, với những rủi ro luôn tiềm ẩn (như mất tiền).

Tuy nhiên, thành quả bạn nhận được khi thành công từ affiliate là rất xứng đáng.

Tư duy trong tiếp thị liên kết là rất quan trọng.

SEO hay Ads khi làm Affiliate Marketing?

Ads-vs-SEO-results

Chắc chắn bạn sẽ gặp câu hỏi này khi làm tiếp thị liên kết.

Đây là 2 hướng đi chủ đạo mà nhiều affiliatter hay làm. Ngoài ra sẽ nhiều cách làm khác nữa như: email marketing, video marketing, solo ads…

Không có hướng đi nào là tốt nhất cả. Mỗi cách làm sẽ phù hợp với từng loại sản phẩm, hoa hồng (commission), kiến thức hiện có của bạn… Hoặc bạn có thể kết hợp cả 2 để tối ưu nhất cho chiến dịch của mình.

Ví dụ như:

  • Khi làm tiếp thị trên Clickbank, vì hoa hồng từ các sản phẩm số rất cao nên bạn có thể kết hợp cả SEO hoặc Ads.
  • Nhưng…, bạn không thể làm thế nếu chạy chiến dịch quảng cáo cho một sản phẩm vật lý tấm 50$ trên Amazon, lợi nhuận chỉ có 5%. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên xây dựng blog authority site, sau đó làm SEO và có thể kết hợp thêm email marketing…
  • Với sản phẩm theo trend như áo thun thì việc chạy Facebook Ads là lựa chọn thích hợp để bạn tiếp cận nhanh chóng khách hàng của mình.

Khó khăn và thách thức khi làm Affiliate Marketing

Nếu bạn từng tìm hiểu về SEO để làm tiếp thị liên kết, bạn sẽ hiểu được sự khó khăn và thách thức là thế nào.

Ngày nay, Google (cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới hiện tại) đã liên tục cập nhật các thuật toán tìm kiếm của mình. Nếu blog của bạn chỉ chăm chăm kiếm tiền thì rất dễ một ngày đẹp trời nào đó, bạn không thể tìm thấy từ khóa của mình trong top 100 nữa.

Bạn không thể suốt ngày chỉ biết review, đánh giá, so sánh các phẩm rồi đăng lên blog. Hay chỉ review mặt tốt mà không nói tới những nhược điểm của từng sản phẩm.

Lời khuyên: Hãy cung cấp kiến thức bổ ích cho người dùng!

Và Google cũng muốn thế!!!

sang-tao-khi-lam-tiep-thi-lien-ket

Để thành công bạn phải không ngừng sáng tạo mỗi ngày.

Trước khi sáng tạo hãy học cách làm của những người thành công. Đó là nền tảng tốt nhất để bạn bắt đầu hành trình dài và sáng tạo riêng cho hướng đi của mình.

Có thể thất bại, điều đó là không thể tránh khỏi. Quan trọng bạn có dám đi tiếp không?

Hãy là con người của thông tin. Mỗi ngày bạn phải luôn cập nhật kiến thức cho mình. Nếu không, bạn sẽ bị bỏ lại.

Không ai có sự hoàn hảo ngay từ lúc bắt đầu!

Đó là lý do tại sao bạn phải thực hành để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình mà có những chiến lược hợp lý.

7 sai lầm lớn thường mắc phải của các affiliate marketer mới 

Như người mới, mình muốn kiếm tiền theo cách nhanh nhất, làm đủ mọi cách hướng dẫn trên mạng. Cứ thấy cách kiếm tiền nào mới là mình bỏ ngang những thứ đang xây dựng trước đó, mình còn không biết mình đang bắt đầu như thế nào.

Sai-lam-lon-thuong-mac-phai-cua-cac-affiliate-marketer-moi

Và dần mình cũng nhận ra rằng, mình đã mắc những sai lầm mà đáng lẽ không nên có. Nếu bạn đang bắt đầu với tiếp thị liên kết nên đọc qua để tránh mắc phải.

1. Không cung cấp giá trị cho người đọc

Ban đầu, những người mới như “con thiêu thân”, cứ lấy link được sản phẩm là lao vào quảng bá với đầy các CTA trên trang web như: “Hãy mua đi”, “Mua ngay”, “Tôi muốn mua”,…

Cái mọi người mới thiếu ở đây là chưa phân tích được hành vi khách hàng, chưa trả lời được câu hỏi: “Tại sao họ phải mua sản phẩm qua liên kết của bạn?”

Bạn chỉ muốn họ click vào link để bạn nhận được hoa hồng mà quên rằng họ cần những bài viết thông tin, giáo dục và trải nghiệm về sản phẩm.

Có một câu nói rất hay trong cuộc sống nhưng trong affiliate marketing vẫn đúng:

Cho đi để nhận lại

Để bắt đầu kiếm tiền từ tiếp thị liên kết, bạn nên chia sẻ nhiều hơn về kiến thức mình có được từ sản phẩm. Nếu được hãy bắt đầu trải nghiệm sản phẩm và đưa ra các đánh giá của mình – đây là thứ khách hàng dễ dàng cảm nhận nhất.

2. Tham gia quá nhiều chương trình affiliate marketing

Những người mới vì muốn có tối đa lợi nhuận nên thường tham gia vào bất cứ chương trình mà affiliate mà họ gặp.

Điều này cũng dễ hiểu nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề như: thời gian, tối ưu, quản lý… Nếu quá ôm đồm nhiều thứ, bạn không biết mình nên tập trung ở đâu để tạo ra dòng tiền chính cho mình.

Lời khuyên hữu ích:

Chọn chương trình affiliate phù hợp và ĐỪNG làm cho công việc của mình quá tải

3. Không kiểm tra

Đa số những người mới bắt đầu khi có link tiếp thị đều quăng đi quảng cáo hoặc spam trên các diễn đàn, group nhằm mong có nhiều người click vào nhất có thể.

Sai lầm ở đây là bạn chưa kiểm tra lại đường link. Bạn phải click vào các đường link để kiểm tra trình tự theo dõi (mã tracking) của nhà cung cấp.

Hãy luôn đặt mình vào vào vị trí của một khách hàng tiềm năng. Kiểm tra tất cả đường link để chắc chắn rằng khách hàng được dẫn đến chương trình đúng theo nhu cầu của họ.

4. Không theo dõi

Tại sao đây là sai lầm cần tránh?

Đơn giản, khi hoa hồng bắt đầu tăng lên, bạn muốn tối ưu hóa lợi nhuận thì bạn phải tối ưu hóa được chiến dịch của mình. Nói đơn giản là: Bạn phải biết chiến dịch đang chuyển đổi tốt đến từ đâu (đến từ trang nào, kênh traffic nào, nội dung quảng cáo nào,…).

Mỗi Network đều cho phép tạo tracking ID giúp bạn dễ dàng theo dõi chiến dịch của mình, từ đó bạn dễ dàng phát triển và mở rộng quy mô thay vì làm theo một cách mù quáng.

Luôn nhớ,

Mỗi chiến dịch hãy tạo cho mình tracking ID để theo dõi

5. Không so sánh

Một trong những chiến thuật chuyển đổi tốt nhất để bán các sản phẩm affiliate online là so sánh sản phẩm.

Khi mua một sản phẩm nào đó, mọi người thường thu hẹp lựa chọn của mình xuống còn 2 hoặc 3 và cần ai đó tư vấn để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Những bài viết kiểu như “Top 10 sản phẩm tốt nhất…”, “3 lựa chọn tốt nhất…”, “Ưu nhược điểm của 5 sản phẩm dùng cho…”,… không chỉ giúp độc giả đưa ra được lựa chọn mà còn giúp bạn có thể triển khai 3-5 affiliate links một lúc.

Theo thời gian, khi theo dõi trên trang web, bạn sẽ biết sản phẩm nào độc giả quan tâm nhất và có chuyển đổi tốt nhất để đưa lên đầu trang (cải thiện CTR).

Lưu ý: Không nên quá lạm dụng bài viết so sánh mà nên viết song song các bài về thông tin, hướng dẫn…

6. Bán sản phẩm không đúng giá trị thật

Khi chập chững tìm kiếm hướng đi cho MMO, chắc bạn đã từng thấy những quảng cáo kiểu này: “Tôi đã kiếm được 100 triệu/tháng với điều này” đi kèm affiliate links.

Những người thành công với MMO đều trải qua ít nhiều thất bại để có được con số đó. Còn với bạn, là người mới, nếu muốn bán sản phẩm của mình, thay vì nói giúp họ kiếm được bao nhiêu tiền thì hãy nói về lợi ích của sản phẩm (lý do tại sao sản phẩm đó lại phù hợp với họ).

Và luôn nhớ rằng,

Hãy bán bằng uy tín của chính bạn

7. Đứng núi này trông núi nọ

Sai lầm này đa số affiliate marketer mới nào cũng đều mắc phải.

Bạn dạo trên các diễn đàn, group hoặc nhận email… có một chiến dịch đang quá hot, sau đó bạn bỏ hẳn đi những chiến dịch đang làm và theo đuổi chúng để kiếm tiền online với một ý tưởng mới.

Bạn biết đấy,

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Điều mình muốn nói ở đây là, thay vì làm hơn 10 chiến dịch dang dở thì một chiến dịch hoàn thành và có lợi nhuận cao sẽ có giá trị hơn nhiều.

Sau này, khi nguồn vốn ổn định, bạn có thể nhận rộng mô hình và test các chiến dịch khác.

Lời kết

Cuối cùng cũng là lúc bạn phải hành động ngay rồi!

Tiếp thị liên kết có nhiều tiềm năng và lợi ích khi bạn tham gia. Nếu nghiêm túc nhìn nhận, đó là thu nhập thụ động rất lớn cho bạn.

Tuy nhiên… để thành công, bạn phải đánh đổi rất nhiều như: thời gian, công sức, tiền bạn, trí tuệ…

Khi bạn là người mới bắt đầu, hãy lấy đó làm kinh nghiệm và xem như đó là kiến thức bổ ích cho mình.

Thành công không dành cho những người lười biếng!

Nếu bạn đọc tới đây mà không hiểu tiếp thị liên kết là gì thì hãy comment bên dưới hoặc inbox mình qua fanpage này.

Chia sẻ để mọi người cùng biết nhé 🙂



source https://dinhlongplus.com/affiliate-marketing-tiep-thi-lien-ket-la-gi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn xóa Cookies và Cache trên trình duyệt Internet

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xóa cookies và cache thì bài viết này rất hữu ích cho bạn. Nhớ bookmark lại để chia sẻ cho mọi người. 1. Cookies là gì? Cookies là các tập tin được tạo bởi website bạn đã truy cập để lưu trữ thông tin duyệt web. Cookies dùng để duy trì thông tin trạng thái máy tính khi kết nối với các trang (pages) khác nhau trên một website. Ví dụ: Lần đầu khi đăng nhập facebook, cookies sẽ lưu lại thông tin đăng nhập của bạn. Lần sau, khi vào facebook.com bạn không cần đăng nhập lại. Cookies sẽ lưu lại thông tin đăng nhập của bạn  Cookies không thể phát tán virus, mã độc vì bản thân nó không thể dùng để chạy các chương trình khác. Tuy nhiên, một số cookies có thể gây ra rủi ro về việc lộ thông tin nhạy cảm của bạn khi theo dõi các trang mà bạn đã truy cập. 2. Cache là gì? Khác với Cookies, bộ nhớ Cache của trình duyệt lưu trữ các dữ liệu như: hình ảnh, âm thanh cũng như các nội dung bạn tải xuống khi bạn duyệt website. Bộ nhớ Cache giúp tăng tốc độ

Tại sao doanh nghiệp cần có website cho riêng mình?

Làm thế nào để có website nhanh chóng? 098.440.1369 admin@dinhlongplus.com Home Đọc Blog Làm website WordPress Kiếm tiền online Góc Chia Sẻ TÀI NGUYÊN HỮU ÍCH Menu Home Đọc Blog Làm website WordPress Kiếm tiền online Góc Chia Sẻ TÀI NGUYÊN HỮU ÍCH Tại sao doanh nghiệp cần có website cho riêng mình? Hiện diện trên môi trường Internet, tạo ra nhiều cơ hội để tiếp xúc với khách hàng ở bất kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm & dịch vụ đến khách hàng một cách sinh động và mang tính tương tác cao hơn. Giảm chi phí theo cách bán truyền thống, tạo cơ hội để bán sản phẩm chuyên nghiệp hơn. Nhờ những phản hồi online mà cơ hội phục vụ khác hàng được tốt hơn, gia tăng sự hài lòng từ khách hàng. Xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ để thực hiện các chiến dịch PR và marketing. Nếu không có website

5 plugin hỗ trợ quét mã độc WordPress được nhiều người tin dùng

Thường có rất nhiều người hỏi rằng, có plugin nào quét mã độc WordPress không? Câu trả lời của mình là CÓ, CÓ và CÓ. Có cả công cụ miễn phí và trả phí sẵn có để quét mã độc website WordPress của bạn để tìm mã độc hoặc đoạn code không mong muốn. Thông thường, phần mềm độc hại và mã độc có thể không được chú ý trong một thời gian dài, trừ khi bạn thường xuyên quét trang web của mình. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách để quét trang web WordPress của bạn, tìm phần mềm độc hại và mã độc tiềm ẩn bằng 5 plugin quét mã độc trên WordPress. Phần mềm độc hại tiếp cận trang web của bạn như thế nào? Người dùng WordPress có nhiều người lựa chọn về theme wp mà họ thích, cả có miễn phí và trả phí. Một điều mà người dùng nên đề phòng trong khi chọn theme, đó là những đoạn mã (code) không mong muốn được nhúng trong các theme. Đối với hầu hết, nó không được chú ý vì phần lớn người dùng không phải là nhà phát triển, đó là lý do tại sao bạn nên có một quy trình để scan website WordPress t