Chuyển đến nội dung chính

Bạn đã biết cách trỏ domain về VPS?

Với giá cả và dịch vụ phải chăng, nhiều người đã chọn VPS làm hosting cho website của mình.

Nhưng,

Bạn đã biết cách trỏ domain về VPS chưa?

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn:

  • Cần chuẩn bị những gì để kết nối được domain với VPS
  • 3 cách để trỏ domain về VPS
  • Hướng dẫn chi tiết cách trỏ tên miền về VPS của một số nhà cung cấp dịch vụ VPS

Let’s start!

Chuẩn bị

Chuan-bi-nhung-gi-de-ket-noi-domain-voi-vps
Bạn cần chuẩn bị những gì?

Trước khi bắt đầu kết nối domain với VPS, bạn cần chuẩn bị:

  • Địa chỉ IP của VPS của server của bạn
  • Quyền truy cập vào trang quản trị tên miền của bạn

Việc chuẩn bị này không quá khó phải không?

Nếu bạn chưa biết cách lấy địa chỉ IP của VPS thì có thể tham khảo ở phần dưới. Mình có liệt kê ra một số VPS nổi tiếng hay dùng như: Vultr, DigitalOcean, AZDIGI, Google Cloud, Amazon EC2,…

Quyền truy cập vào khu vực quản trị tên miền chắc bạn cũng đã biết rồi phải không?

Ở bài Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting chi tiết nhất 2020 mình có nói qua về nơi thiết lập DNS của một số nhà cung cấp tên miền. Bạn có thể tham khảo nếu như chưa biết.

Trường hợp VPS bạn mua không có liệt kê trong bài viết, vui lòng để lại comment để mình cập nhật sớm nhất có thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ VPS để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bạn biết đấy, khi kết nối tên miền với VPS thành công, bạn sẽ dễ dàng tạo website bằng WordPress.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

  • [Tư vấn 2020] Mua tên miền ở đâu uy tín nhất?
  • VPS là gì? Top 7 VPS tốt nhất nên mua 2020

3 cách trỏ domain về VPS

Cách trỏ domain về VPS cũng tương tự như trỏ tên miền về hosting. Cụ thể là có 3 cách:

  • Cách 1: Trỏ tên miền về Name Server nhà cung cấp VPS
  • Cách 2: Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting – Dùng Nameserver mặc định nhà cung cấp tên miền (Dùng A record)
  • Cách 3: Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting – Dùng Nameserver trung gian
Cach-tro-domain-ve-vps

Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích sử dụng của bạn mà lựa chọn cách phù hợp nhất.

Nếu bạn chưa biết 3 cách trên, mình khuyên bạn nên đọc bài cách trỏ tên miền về hosting.

Trường hợp, bạn cần một website nhanh mà chưa biết nhiều về kỹ thuật, bên mình có hỗ trợ dịch vụ cài đặt WordPress miễn phí.

Ở phần sau, mình sẽ giới thiệu đến bạn cách trỏ domain về VPS của một số nhà cung cấp nổi tiếng, được nhiều blogger, website ở Việt Nam hay dùng nhất như: Vultr, DigitalOcean, AZDIGI, Google Cloud, Amazon EC2…

ĐỌC THÊM:

  • Top 3 Hosting WordPress tốt nhất nên mua 2020

Cách trỏ tên miền về VPS Vultr

Vultr là một trong số các nhà cung cấp VPS/Server có hệ thống DNS, bạn có thể trỏ thẳng đến để sử dụng.

Thao tác quản lý DNS tại đây rất dễ dàng. Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang Vultr DNS.

Truy-cap-Vultr-DNS
Truy cập Vultr DNS

Nhấn vào Add Domain.

Nhap-Domain-va-IP-VPS-Vultr
Nhập Domain và IP VPS

Tiếp theo bạn hãy nhập DomainIP VPS tương ứng vào, sau đó nhấn Add. Ngay lập tức Vultr sẽ tạo ra các bản ghi căn bản cho domain như hình dưới đây.

Nếu bạn muốn record mới, hãy nhập thông tin trong phần khung hình màu xanh lá cây (hình bên dưới). Vultr hỗ trợ đầy đủ các bản ghi cho bạn, bao gồm: A, AAAA, CNAME, NS, MX, SRV và TXT.

Thiet-lap-ban-ghi-DNS-Vultr
Thiết lập bản ghi DNS Vultr

Bạn cần nhớ rằng, để tên miền hoạt động được, bắt buộc phải có ít nhất 2 record A và CNAME như hình ảnh trên.

Truy cập vào phần quản lý tên miền (mục tùy chọn thay đổi Nameserver), nhập và lưu lại 2 bản ghi sau là xong: 

ns1.vultr.com
ns2.vultr.com

Tro-Domain-ve-Nameserver-Vultr
Trỏ Domain về Nameserver Vultr

Chúc các bạn thành công.

Cách trỏ tên miền về VPS DigitalOcean

Tương tự như Vultr, DigitalOcean có hệ thống name server riêng. Việc add tên miền vào hệ thống của DigitalOcean và quản lý DNS là vô cùng dễ dàng đối với bạn.

Đầu tiên, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản DigitalOcean và nhấn vào phần Networking ở menu trên cùng. Lúc này, bạn sẽ thấy xuất hiện giao diện add domain vào hệ thống như bên dưới:

Truy-cap-DigitalOcean-Networking
Truy cập DigitalOcean Networking

Trong Add a domain, nhập tên miền và IP Server (IP VPS DigitalOcean) tương ứng, sau đó nhấn Create Record.

Tên miền sẽ hiển thị bên dưới ở phần Domains, bạn nhấn vào tên miền vừa add để tiếp tục cấu hình.

Danh-sach-Domain-trong-DigitalOcean-Networking
Danh sách Domain trong DigitalOcean Networking

Mặc định, DigitalOcean sẽ tạo sẵn một bản ghi A với hostname là @. Bạn cần thêm record www nữa để tên miền hoạt động được.

Nhấn vào nút CNAME, bạn nhập www tại ô Name, Hostname điền @ rồi click Create CNAME Record.

Tao-them-record-www-trong-DigitalOcean
Tạo thêm record www trong DigitalOcean

Như vậy, tên miền của bạn đã có 2 record @ và www đã sẵn sàng hoạt động rồi đấy.

Sau đó, truy cập vào trang quản trị tên miền, bạn hãy trỏ tên miền về name server của DigitalOcean với bản ghi lần lượt là:

ns1.digitalocean.com
ns2.digitalocean.com
ns3.digitalocean.com

Nếu tên miền chỉ hỗ trợ 2 name server, bạn chỉ cần dùng ns1.digitalocean.comns2.digitalocean.com.

Để thêm record khác, lần lượt chọn Record Type rồi nhập Name với Hostname là xong.

Trỏ tên miền về VPS AZDIGI

Để các bản ghi DNS trong hệ thống này hoạt động, tên miền của bạn cần phải trỏ về:

ns1.azdigi.com (45.252.248.5)
ns2.azdigi.com (103.221.220.3)

Làm thế nào để quản lý DNS cho dịch vụ VPS tại AZDIGI?

Truy-cap-trang-quan-ly-dns-azdigi
Truy cập trang quản lý DNS AZDIGI

Dịch vụ VPS tại AZDIGI sẽ cho phép bạn thêm được 50 tên miền nếu sử dụng hệ thống DNS tại AZDIGI để trỏ tên miền về VPS.

Them-vung-moi-cho-ten-mien-trong-DNS-AZDIGI
Thêm vùng mới cho tên miền

Trong trang quản lý DNS, phần dịch vụ VPS của bạn, ấn nút Thêm vùng mới để thêm tên miền vào hệ thống DNS.

nhap-domain-va-ip-vps-azdigi
Nhập Domain và IP VPS AZDIGI

Sau đó, bạn nhập tên miền và địa chỉ IP của VPS vào rồi ấn nút Thêm vùng.

Thêm/sửa bản ghi DNS

Mặc định khi thêm vùng DNS hệ thống sẽ có một số bản ghi DNS tạo ra sẵn như hình dưới.

Them-ban-ghi-record-trong-AZDIGI
Thêm bản ghi (record)

Nếu bạn cần thêm mới bản ghi DNS, hãy nhấn vào liên kết Thêm bản ghi.

Sau khi thực hiện thay đổi, đừng quên ấn liên kết Lưu thay đổi phía dưới để lưu lại.

Trỏ tên miền về VPS Google Cloud

Tại sao mình lại đưa Google Cloud vào danh sách này?

Mức phí để bạn mua 1 VPS tại đây thấp nhất là trên $20. Nhưng, Google có chương trình khuyến mãi sử dụng 1 năm miễn phí. Tức là bạn chỉ cần Add thẻ Visa/Mastercard thật vào là có thể sử dụng VPS 1 năm tại Google.

Lưu ý: Thẻ bạn phải có hơn $1 để Google xác nhận.

Link đăng ký tại đây. Dùng tài khoản Google đăng nhập bình thường là được.

Khi dùng VPS/VM Instances tại Google cách làm hơi khác so với các nhà cũng cấp VPS như Vultr, Linode, DigitalOcean cũng khác luôn việc trỏ tên miền về hosting.

Lý do là, Google Cloud không cung cấp cho chúng ta một Nameserver (Public DNS) miễn phí dạng ns1.vultr.com… để chúng dùng được ngay.

Tất cả tên miền nào trỏ đến Google, sẽ có một hệ thống Private DNS của Google để phân giải, gọi là Cloud DNS. Mục đích của Cloud DNS này là để phục vụ các VPS của chúng mà thôi.

Để cấu hình, hãy cùng mình đi qua 2 bước hướng dẫn sau đây.

#1. Cấu hình Cloud DNS

Đầu tiên, bạn truy cập vào Networking → Cloud DNS.

Để thêm tên miền vào hệ thống Cloud DNS, hãy nhấn vào Create Zone. Có 2 thông số cài đặt mà bạn cần quan tâm.

  • Zone: phần đặt tên cho Zone này chỉ bao gồm chữ và dấu gạch ngang (đặt sao cho dễ quản lý là được).
  • DNS name: nhập tên miền của các bạn vào đây, ở đây mình nhập là dinhlongplus.com.
Create-zone-trong-he-thong-cloud-dns-cua-google-cloud
Create Zone trong hệ thống Cloud DNS của Google Cloud

Ấn Create.

Click vào Zone vừa tạo để thiết lập bản ghi ở bước tiếp theo.

Website muốn hoạt động được thì cần tạo ít nhất một A Record. Lúc này, bạn cần phải tạo bản ghi (Record) trong Zone.

Chọn Add Record Set, thêm vào nội dung như hình bên dưới.

Tao-record-A-Google-Cloud
Tạo record A

Sau đó, ấn nút Create.

Muốn dùng domain dạng www.dinhlongplus.com bạn thêm CNAME Record nữa.

Tao-record-CNAME-Google-Cloud
Thêm record CNAME

Cấu hình hoàn chỉnh của một Zone sẽ như này.

Cau-hinh-hoan-chinh-cua-mot-Zone
Cấu hình hoàn chỉnh của một Zone

#2. Trỏ domain về VPS

Có 2 cách:

  • Tạo record trên Domain
  • Thay đổi Nameservers

2.1 Tạo Record trên Domain

Truy cập vào danh sách quản lý tên miền, chọn tên miền cần thiết lập record.

Toàn bộ bản ghi sau khi tạo cho domain dinhlongplus.com sẽ như bên dưới.

Ban-ghi-record-hoan-chinh-cho-ten-mien-dinhlongplus.com
Bản ghi (record) hoàn chỉnh tên miền dinhlongplus.com

Nên nhớ là không đổi Nameserver cho domain.

Xong các bước trên, bạn cố gắng đợi khoảng 10 phút hoặc hơn để Google và nhà cung cấp domain cập nhật thay đổi là xong.

Mình dùng ping.eu kiểm tra, kết quả thành công như hình sau.

dinhlongplus.com-ping-statistics-ping.eu
Ping.eu

2.2 Thay đổi Nameservers

Cách này cũng khá đơn giản.

Trong Zone details của tên miền dinhlongplus.com, bạn hãy copy 4 nameserver mà google đã tạo sẵn. Xem hình dưới để rõ hơn.

Copy Nameserver của Google

Truy cập vào khu vực quản lý tên miền của nhà cung cấp, bạn chỉ cần thay đổi Nameserver của tên miền là xong.

Tro-ten-mien-ve-Cloud-CDN-cua-Google
Trỏ tên miền về Cloud CDN của Google

Dùng ping.eu để kiểm tra đã thành công chưa nhé.

Việc trỏ domain về VPS của Google cũng đơn giản phải không.

Trỏ tên miền về VPS Amazon EC2

Như Google, Amazon cũng tung ra chương trình khuyến mãi cho khách hàng sử dụng miễn phí 1 năm.

Điều kiện: thẻ Visa/Master còn hiệu lực (còn tiền trong thẻ và thẻ không nằm trong danh sách đen của ngân hàng).

Link đăng ký: Amazon EC2. Hướng dẫn chi tiết đăng ký như thế nào mình sẽ viết ở một bài khác.

Tương tự như Google, Amazon có hệ thống quản lý DNS riêng gọi là Router 53. Chi tiết như sau:

#1. Cấu hình Cloud DNS

Để trỏ domain về VPS của Amazon EC2, bạn vào Router 53. Sau đó, nhấn vào liên kết Hosted Zones (menu bên phải).

Truy-cap-Hosted-Zone-tai-Amazon-EC2
Truy cập Hosted Zones tại Amazon EC2

Nhấn vào Create Hosted Zones. Một hộp thoại sẽ hiện ra bên phải.

Tao-Hosted-Zones-moi-tren-Router-53-Amazon-EC2
Tạo Hosted Zone mới

Các thông số cần quan tâm:

  • Domain Name: Nhập tên website của bạn
  • Type: Để tùy chọn là Public Hosted Zone
  • Comment: Ghi ngắn gọn để dễ hiểu

Website muốn hoạt động được thì cần ít nhất một A Record. Trường hợp bạn muốn dùng www.dinhlongplus.com thì thêm CNAME Record.

Thêm Record mới

Nhấn vào Create Record Set để thêm record.

  • Thêm record A
Them-moi-ban-ghi-record-A-tai-Hosted-Zones
Thêm record A cho dinhlongplus.com

Bạn vào phần quản lý Instances để lấy IP server này.

  • Tùy chọn sử dụng www.dinhlongplus.com
Them-moi-ban-ghi-record-A-www-tai-Hosted-Zones

Khi đó, một Hosted Zones hoàn chỉnh sẽ như sau:

Hosted-Zones-hoan-chinh-Amazon-EC2
Hosted Zones hoàn chỉnh

Lưu ý: Khu vực khung chữ nhật màu đỏ là địa chỉ Nameserver của Amazon cung cấp cho bạn. Mỗi Hosted Zones sẽ có địa chỉ Nameserver khác nhau. Bạn nhớ copy để thực hiện ở bước tiếp theo.

#2. Thay đổi Nameserver

Bước tiếp theo, bạn truy cập vào hệ thống quản lý tên miền của mình như: GoDaddy, Namecheap, Namesilo… để thay đổi Nameserver.

Cụ thể là bạn copy tất cả địa chỉ Nameserver như hình ở trên (mình đã nói ở #1, chỗ lưu ý).

Sau khi thêm xong, Nameserver hoàn chỉnh sẽ như thế này.

Tro-domain-ve-Nameserver-Amazon-EC2
Trỏ domain về Nameserver Amazon EC2

Đang cập nhật mốt số nhà cung cấp VPS khác.

Tạm kết

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách trỏ domain về VPS của một số nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng.

Đây là một bước khá đơn giản nhưng cũng rất cần thiết đối với các bạn đang muốn xây dựng một website phục vụ cho nhu cầu cá nhân.

Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!



source https://dinhlongplus.com/tro-domain-ve-vps

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao doanh nghiệp cần có website cho riêng mình?

Làm thế nào để có website nhanh chóng? 098.440.1369 admin@dinhlongplus.com Home Đọc Blog Làm website WordPress Kiếm tiền online Góc Chia Sẻ TÀI NGUYÊN HỮU ÍCH Menu Home Đọc Blog Làm website WordPress Kiếm tiền online Góc Chia Sẻ TÀI NGUYÊN HỮU ÍCH Tại sao doanh nghiệp cần có website cho riêng mình? Hiện diện trên môi trường Internet, tạo ra nhiều cơ hội để tiếp xúc với khách hàng ở bất kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm & dịch vụ đến khách hàng một cách sinh động và mang tính tương tác cao hơn. Giảm chi phí theo cách bán truyền thống, tạo cơ hội để bán sản phẩm chuyên nghiệp hơn. Nhờ những phản hồi online mà cơ hội phục vụ khác hàng được tốt hơn, gia tăng sự hài lòng từ khách hàng. Xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ để thực hiện các chiến dịch PR và marketing. Nếu không có website

[Tư vấn 2020] Mua tên miền ở đâu uy tín nhất?

Ngày nay, việc mua tên miền không khó. Nhưng để biết cách mua tên miền ở đâu uy tín nhất mới là điều khó. Hiểu được điều đó, hôm nay mình sẽ giúp bạn mua được tên miền một cách dễ dàng. Khi có được tên miền thì việc tạo website bằng WordPress cũng trở nên đơn giản hơn. Let’s go! Tại sao mua tên miền lại quan trọng 3 lý do chính mà mình hay thấy nhất của một doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn tiến xa: Gây ấn tượng Ảnh hưởng đến SEO Khẳng định thương hiệu Mua tên miền để xây dựng thương hiệu #1. Gây ấn tượng URL của bạn sẽ là cái đầu tiên mà người dùng để ý đến và nhắc tới. Một tên miền hay, ngắn gọn, súc tích, có chiều sâu… có thể tạo được ấn tượng tích cực và lâu dài. Ngược lại, khi bạn chọn tên miền quá dài, phức tạp, khó nhớ… sẽ khiến người dùng khó hình dung về bạn và sẽ rời đi khi thấy chúng. ĐÓ là lý do quan trọng đầu tiên khi bạn sở hữu một tên miền. #2. Ảnh hưởng đến SEO Ngày nay, Google đã đưa ra thuật toán EMD. Do đó, việc sử dụng exact match domains (EMDs) –

Hướng dẫn xóa Cookies và Cache trên trình duyệt Internet

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xóa cookies và cache thì bài viết này rất hữu ích cho bạn. Nhớ bookmark lại để chia sẻ cho mọi người. 1. Cookies là gì? Cookies là các tập tin được tạo bởi website bạn đã truy cập để lưu trữ thông tin duyệt web. Cookies dùng để duy trì thông tin trạng thái máy tính khi kết nối với các trang (pages) khác nhau trên một website. Ví dụ: Lần đầu khi đăng nhập facebook, cookies sẽ lưu lại thông tin đăng nhập của bạn. Lần sau, khi vào facebook.com bạn không cần đăng nhập lại. Cookies sẽ lưu lại thông tin đăng nhập của bạn  Cookies không thể phát tán virus, mã độc vì bản thân nó không thể dùng để chạy các chương trình khác. Tuy nhiên, một số cookies có thể gây ra rủi ro về việc lộ thông tin nhạy cảm của bạn khi theo dõi các trang mà bạn đã truy cập. 2. Cache là gì? Khác với Cookies, bộ nhớ Cache của trình duyệt lưu trữ các dữ liệu như: hình ảnh, âm thanh cũng như các nội dung bạn tải xuống khi bạn duyệt website. Bộ nhớ Cache giúp tăng tốc độ